Mất sữa sau sinh: TOP 9 nguyên nhân thường gặp

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu đối với trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ cần có nguồn sữa dồi dào để bổ sung cho bé. Tuy nhiên nhiều mẹ gặp phải tình trạng mất sữa sau sinh. Vậy các nguyên nhân mất sữa sau sinh mẹ nên biết để phòng tránh là gì? Và các cách gọi sữa về an toàn hiệu quả mẹ nên biết. Mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm chăm sóc sau sinh tại nhà .

Tại sao mẹ bị mất sữa sau sinh?

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa khi cho con bú. Trong đó, nổi bật là 9 nguyên nhân dưới đây:

1- Khi mang thai, mẹ sợ bị kích thích đầu vú nên không vệ sinh núm vú sau mỗi lần tắm. Hậu quả khiến núm vú bị bịt kín bởi chất bẩn, khiến tắc các tia sữa

2- Tâm trạng của mẹ ảnh hưởng nhiều đến lượng sữa tiết ra. Những mẹ bầu quá căng thẳng, có thể gặp tình trạng tắc tia sữa. Có thể mẹ cũng bị căng thẳng do không  thấy sữa non về hoặc không thấy hiện tượng tiết sữa. Khi quá lo lắng khiến mẹ bị có ít sữa hoặc có nhưng lượng sữa ít. 

3- Trầm cảm sau sinh cũng là nguyên nhân chính khiến mẹ bị tắc tia sữa. Đây là tình trạng các mẹ hay gặp, do có sự thay đổi lớn trong cơ thể sau khi sinh. Ví dụ như thay đổi nội tiết tố, thay đổi lượng nước trong cơ thể,…

4- Chế độ ăn ảnh hưởng lớn đến lượng sữa của mẹ. Nhiều mẹ quá kiêng khem vì sợ ăn uống thừa chất dẫn đến thừa cân. Tuy nhiên, nếu không bổ sung đủ dinh dưỡng sẽ khiến lượng sữa giảm xuống. Vậy nên mẹ cần ăn uống khoa học và đầy đủ. 

5- Lượng nước ảnh hưởng nhiều đến lượng sữa của cơ thể. Uống ít nước làm cơ thể mẹ tiết ít sữa hơn. 

6- Sau sinh, mẹ phải chăm sóc bé nhiều hơn. Nhiều lúc sẽ phải thức dậy khuya, dậy  sáng sớm. Điều này khiến chế độ nghỉ ngơi của mẹ bị ảnh hưởng nhiều. Có thể mẹ bị mất ngủ do con quấy khóc mà không được ngủ bù ngày hôm sau. Điều này cùng các nguyên nhân trên khiến mẹ có thể bị mất sữa sau sinh. 

7- Nhiều mẹ cho bé uống sữa ngoài sớm, trong thời gian dài khiến bé quen bú bình. Do đó khiến bé không muốn bú mẹ, khiến mẹ cũng không tiết sữa liên tục, có thể gây nên tình trạng tắc tia sữa. 

8- Nhiều mẹ sợ đau hoặc sợ xấu, gây mất thẩm mỹ khiến mẹ không muốn không cho bé bú thường xuyên. Hoặc nhiều mẹ vắt ra để vào bình mà không cho bé bú trực tiếp. Do vú mẹ không được kích thích nên dễ gây tắc tia sữa. 9 nguyên nhân bị mất sữa sau sinh mẹ nên biết để phòng tránh

9- Sau khi bé bú mẹ, có lượng sữa thừa tồn đọng ở bầu sữa là nguyên nhân bị mắt sữa sau sinh. Đây là nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tuyến sữa, viêm vú, áp xe tuyến vú dần cũng dẫn đến việc mất sữa

Cách phòng ngừa mất sữa, ít sữa cho mẹ sau sinh

Có nhiều cách gọi sữa về sau khi mất sữa sớm và nhanh sau khi sinh, mẹ có thể tham khảo:

-Vệ sinh vú thường xuyên:

Các nguyên nhân như mẹ sợ kích thích núm vú, hay bé bú và để sữa tồn đọng khiến tắc tia sữa. Vậy nên mẹ cần vệ sinh vú trong thời gian này. Mẹ hãy lau nhẹ đầu vú trong thời gian mang thai để các tia sữa luôn trong tư thế sẵn sàng tiết sữa sau khi sinh.

-Tránh lo lắng và căng thẳng sau sinh:

Tinh thần là yếu tố quan trọng trong việc tiết sữa của cơ thể mẹ. Mẹ hãy nhớ luôn giữ tinh thần thoải mái và lạc quan để lượng sữa tiết ra dồi dào. Sau khi mới sinh, nhiều mẹ lo lắng do lượng sữa tiết ra quá ít. Quan trọng là các mẹ cần phải có con bú đều đặn, lượng sữa sẽ có dồi dào trở lại. 

-Mẹ cần nghỉ ngơi đầy đủ:

Mẹ hãy nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Vì mẹ sau sinh cần phải hồi phục cơ thể. Mẹ hãy cân bằng việc nghỉ ngơi và chăm sóc bé yêu. 

-Ăn uống đầy đủ dưỡng chất và không nên kiêng quá kỹ:

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với các mẹ. Mẹ không nên kiêng cữ quá kỹ. Các thực phẩm sẽ giúp mẹ lợi sữa. Ngoài ra mẹ nên kết hợp bổ sung canxi, DHA và thuốc sắt cho mẹ sau sinh bằng các viên uống. Mẹ hãy sử dụng những viên uống được nhập khẩu châu Âu, được Bộ Y tế kiểm duyệt và cấp phép lưu hành tại Việt Nam để an tâm sử dụng. 

Mất sữa sau khi khi sinh ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn dưỡng chất vô cùng quý giá cung cấp cho con, đồng thời cũng ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của mẹ. Việc tìm hiểu nguyên nhân mất sữa mẹ sẽ giúp mẹ có giải pháp khắc phục và đem về nguồn sữa dồi dào cho con.